02/03/2022
Nội dung chính:
Thời điểm thực hiện giảm Thuế GTGT
Cách viết hóa đơn khi giảm Thuế GTGT và điều chỉnh khi có sai sót
Dưới đây là những điểm Quý khách hàng cần lưu ý khi thực hiện Nghị định 15/2022/NĐ-CP:
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/02/2022. Các chính sách về giảm thuế GTGT được áp dụng từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022 theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 15 này.
Do đó, ngay từ những ngày đầu tháng 02/2022 đã áp dụng giảm thuế GTGT.
- Đối với cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Khi lập hoá đơn GTGT cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT, tại dòng thuế suất thuế GTGT ghi “8%”; tiền thuế GTGT; tổng số tiền người mua phải thanh toán.
Căn cứ hóa đơn GTGT, cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế GTGT đầu ra, cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn GTGT.
- Đối với Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu, khi lập hoá đơn bán hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT:
+ Tại cột “Thành tiền”: ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm;
+ Tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu;
+ Đồng thời ghi chú: “đã giảm... (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT theo Nghị quyết 43/2022/QH15”.
- Cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT. Trường hợp cơ sở kinh doanh không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT thì không được giảm thuế GTGT.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT chưa được giảm theo quy định tại Nghị định 15/2022 thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).
- Trường hợp cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT đã phát hành hóa đơn đặt in dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá chưa sử dụng hết (nếu có) và có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì cơ sở kinh doanh thực hiện đóng dấu theo giá đã giảm 2% thuế suất thuế GTGT hoặc giá đã giảm 20% mức tỷ lệ % bên cạnh tiêu thức giá in sẵn để tiếp tục sử dụng.
- Cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT theo Mẫu số 01 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 15/2022 cùng với Tờ khai thuế GTGT.
Cách viết hóa đơn khi giảm Thuế GTGT và điều chỉnh khi có sai sót
Tuỳ vào phương pháp tính thuế GTGT khác nhau mà cơ sở kinh doanh sẽ thực hiện thủ tục giảm thuế GTGT khác nhau, cụ thể:
1⃣ Đối với Phương pháp khấu trừ:
- Khi lập hoá đơn GTGT, ghi 8% tại dòng thuế suất thuế GTGT
- Căn cứ hoá đơn GTGT:
Cơ sở kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ kê khai thuế GTGT đầu ra. Cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hoá đơn
2⃣ Đối với Phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu:
- Ghi đầy đủ tiền hàng hoá, dịch vụ trước khi giảm ở cột "thành tiền"
- Ghi số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu tại dòng "Cộng tiền hàng hoá, dịch vụ"
- Ghi chú: "Đã giảm ... (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT.
- Hàng hoá, dịch vụ được giảm thuế GTGT phải được lập hoá đơn riêng. Nếu không lập riêng thì không được giảm thuế GTGT.
- Cơ sở kinh doanh đã lập hoá đơn, kê khai theo mức thuế suất hoặc tỷ lệ % để tính thuế GTGT chưa được giảm: Người bán và người mua lập biên bản/có văn bản thoả thuận ghi rõ sai sót; người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót và giao cho người mua.
- Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng giảm thuế GTGT đã phát hành hoá đơn dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá chưa sử dụng hết và muốn tiếp tục dùng: Đóng dấu theo giá đã giảm 2% thuế suất GTGT/giá đã giảm 20% mức tỷ lệ % bên cạnh tiêu thức giá in sẵn để dùng tiếp.
Nguồn: st
#ketoanthuemotaqc #motaqc #dichvuketoan #nghidinh15 #luuythuchiennghidinh