18/04/2022
Nội dung chính:
Các việc cần làm ngay sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp:
Sau khi nhận giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp buộc phải thực hiện các hồ sơ, thủ tục sau để tránh các xử phạt không mong muốn.
1. Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu
Đối với câu hỏi sau khi thành lập công ty cần phải làm gì, câu trả lời đầu tiên là nộp hồ sơ kê khai thuế.
Chi tiết hồ sơ kê khai thuế bao gồm những loại giấy tờ sau đây:
Hồ sơ nộp tại Chi cục Thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Lưu ý: Khi nộp hồ sơ, tờ khai lệ phí môn bài có thể nộp theo hình thức online. Bên cạnh đó, việc nộp tờ khai lệ phí môn bài rất quan trọng nên công ty nên ưu tiên nộp trước rồi sau đó nộp những giấy tờ khác.
Ngoài ra, việc nộp tờ khai lệ phí môn bài cũng có một thời hạn nhất định. Việc nộp tờ khai và tiền lệ phí phải được thực hiện trước ngày 31 tháng 01 vào năm sau năm công ty được thành lập. Nếu không nộp tờ khai lệ phí môn bài đúng hạn thì công ty có thể sẽ bị xử phạt theo mức phạt được quy định tại Thông tư 130/2016/TT-BTC.
2. Mở tài khoản ngân hàng và thông báo số tài khoản ngân hàng
Hiện nay, tài khoản ngân hàng mang lại rất nhiều sự tiện lợi cho các công ty trong việc nộp thuế hay thực hiện các giao dịch kinh doanh. Hơn nữa, với quy định bắt buộc thực hiện chuyển khoản cho các giao dịch từ 20 triệu đồng trở lên thì mở tài khoản cũng là việc mà các công ty phải làm.
Sau khi mở tài khoản, trong vòng 10 ngày, công ty phải thông báo lên Sở KH&ĐT để nắm thông tin, quản lý và kiểm soát các giao dịch.
Một tài khoản ngân hàng chỉ được dùng cho một doanh nghiệp, nhưng một doanh nghiệp có thể có nhiều tài khoản ngân hàng (tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp hoặc các ưu đãi, dịch vụ của ngân hàng mà doanh nghiệp chọn lựa).
3. Mua chữ ký số
Chữ ký số, chữ ký điện tử hay token với hình dáng giống usb, được xem như công cụ điện tử quan trọng, giúp cho các công ty dễ dàng kê khai và nộp thuế qua mạng điện tử, tránh lãng phí thời gian và công sức đi lại, in ấn, đóng dấu... Chữ ký số điện tử có giá trị tương đương với con dấu của công ty khi nộp thuế điện tử.
Tương tự như tài khoản ngân hàng, một công ty có thể dùng nhiều chữ ký số nhưng một chữ ký số chỉ dùng cho một công ty.
Để có thể sử dụng chữ ký số, các công ty sau khi mua chữ ký số tại các đơn vị cung cấp như: Viettel, FPT, BKAV, CK, Vina, Newtel, CA2 (Nacencomm), Safe-CA… phải đăng ký với cơ quan thuế và được ngân hàng xác nhận.
4. Treo bảng hiệu công ty
Để nhận diện một công ty, cần có bảng hiệu để nhận diện. Chính vì thế, một trong những việc cần làm ngay sau khi thành lập công ty là treo biển tên công ty. Tên của công ty phải được treo ở trụ sở chính của công ty, chi nhánh và văn phòng đại diện. Do đó, việc công ty không treo bảng hiệu công ty có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng, nặng hơn có thể bị khóa mã số thuế (Điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ-CP).
5. Làm thủ tục phát hành hóa đơn
Hiện nay, có hai loại hóa đơn chính là hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy. Tuy nhiên, quy định pháp luật ở Thông tư 68/2019/TT-BTC yêu cầu doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử. Khi sử dụng cả hai loại hóa đơn giấy và điện tử đều phải đăng ký tại cơ quan quản lý về thuế.
► Đối với hóa đơn giấy: Sau khi làm thủ tục đặt in hóa đơn GTGT, được sự đồng ý từ cơ quan thuế trực tiếp quản lý, doanh nghiệp mới tiến hành liên hệ đơn vị in hóa đơn và phát hành.
► Đối với hóa đơn điện tử: Sau khi hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được duyệt (khoảng 2 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ), hóa đơn xuất ra mới có giá trị sử dụng. Hồ sơ bao gồm:
Quyết định sử dụng hóa đơn;
Thông báo phát hành hóa đơn;
Hóa đơn mẫu.
Theo Thông tư 68/2019/TT-BTC, hạn cuối bắt buộc doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử là ngày 01/11/2020. Các đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử uy tín như Viettel, Viettak, Misa, BKAV, VNPT…
Lưu ý: Để thực hiện thông báo phát hành hóa đơn điện tử, doanh nghiệp phải có:
Chữ ký số (token);
Phần mềm HTKK để làm thông báo phát hành hóa đơn điện tử và kết xuất XML;
Quyết định sử dụng hóa đơn và hóa đơn mẫu scan đính kèm file word để nộp qua mạng.
6. Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn điều lệ
Đối với các thông tin còn thiếu trong quá trình đăng ký thành lập công ty như giấy phép con hay chứng chỉ hành nghề (đối với các mã ngành kinh doanh có điều kiện), doanh nghiệp cần nhanh chóng hoàn thiện để tránh bị xử phạt trong trường hợp có đoàn thanh tra.
Đối với các loại hình công ty như công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh… cần góp đủ vốn điều lệ. Thời hạn cam kết góp vốn theo quy định của pháp luật là 90 ngày kể từ khi có giấy phép kinh doanh. Chính vì thế, nếu như không góp đủ vốn, công ty phải thực hiện làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ.
7. Tham gia BHXH-BHYT-BHTN cho người lao động trong doanh nghiệp và các vấn đề về Thuế
► Tham gia BHXH-BHYT-BHTN cho người lao động trong doanh nghiệp
Các chế độ BHXH, BHYT, BHTN là các chế độ bắt buộc dành cho người lao động. Chính vì thế, một trong các thủ tục công ty mới thành lập phải thực hiện đó là tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động.
Tuy vậy, với hầu hết công ty vừa thành lập thì đây lại là vấn đề hay bị thiếu sót.
Theo Quyết định 772/QĐ-BHXH, trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động chính thức với người lao động, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm cho người lao động, chi tiết hồ sơ bao gồm:
Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020);
Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN (Mẫu D02-TS ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020).
► Các vấn đề về Thuế
Các loại thuế như: Tờ khai thuế GTGT, tờ khai thuế TNCN (nếu có phát sinh) hàng quý, thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN (nếu có), báo cáo quyết toán cuối năm, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn… các công ty đều phải kê khai và nộp theo đúng quy định của pháp luật để tránh bị xử phạt chậm nộp hoặc khóa mã số thuế.
Với các công ty, doanh nghiệp nhỏ, vừa mới thành lập hay kế toán viên còn thiếu kinh nghiệm, thì sử dụng dịch vụ kế toán là lựa chọn tốt nhất của doanh nghiệp nhằm tối ưu thời gian và chi phí. Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của Kế toán thuế Mota QC chính là giải pháp tối ưu, tiết kiệm nhất cho doanh nghiệp của bạn.
8. Thông báo phương pháp khấu hao tài sản cố định
Một trong những việc cần làm sau khi thành lập công ty là thông báo phương pháp khấu hao tài sản cố định. Công ty điền đầy đủ thông tin vào đơn đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định. Sau đó, gửi hồ sơ lên cơ quan thuế trực tiếp quản lý để thông báo phương pháp khấu hao.
Như vậy, sau khi thành lập công ty cần làm rất nhiều việc. Kế toán Thuế Mota QC hy vọng với những việc cần làm ngay sau khi thành lập công ty sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh hơn trong việc làm hồ sơ, thủ tục cho công ty. Quý khách có nhu cầu thành lập công ty hãy liên hệ tới chúng tôi.
_Nguồn st_
#ketoanthuemotaqc #motaqc #dichvuketoan #thanhlapcongty #thutucthanhlap #phathanhhoadon #chukyso